Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những quan niệm sai lầm về đánh bóng kim loại – P.2

9. Không bao giờ được đánh bóng đồ cổ.
Hoàn toàn sai ( việc đánh bóng sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi bạn sở hửu 7" Máy đánh bóng 750W DCA ASP180 (S1P-FF-180)! Vậy thì phải phòng chống và loại bỏ lớp oxi hóa như thế nào? Đồ cổ cần được khôi phục và bảo quản. Mục đích là để trả vật về trạng thái ban đầu. Vì vậy mà chúng cần được đánh bóng cẩn thận ở đúng vị trí cho phép, sau đó phủ một lớp sáp tiêu chuẩn của bảo tàng và đặt trong môi trường sạch sẽ nơi chúng không bị chạm đến. Đánh bóng quá kĩ lại là vấn đề khác. Nên để lại chút bụi bám ở các khe nứt để giữ vẻ ngoài cổ kính về để dễ xác định tuổi thọ vật.
Tu van giai phap danh bong inox
Luôn dùng dung dịch đánh bóng kim loại tốt nhất khi làm việc với đồ cổ và đánh bóng tại nơi dễ làm sạch. Nếu bạn có đồ vật bằng bạc thật hay đồng thau đã bị xỉn hoặc mờ qua thời gian, chắc chắn sẽ chẳng còn ai có hứng thú với nó nữa. Chỉ cần đánh bóng với dung dịch đánh bóng kim loại chất lượng cao và phủ sáp tốt là món đồ sẽ trở nên đắt hàng trở lại. Đơn giản chỉ có thế. Bản thân tôi cũng hay làm vậy với bạc và đồng thau. Đặc biệt là đồng thau. Chẳng có gì sai trong việc hoàn trả lại vẻ ngoài cho đồ cổ cả. Có khi được đánh bóng thành như mới, đối với hầu hết đồ vật, sẽ tăng giá trị của nó. Bạn chỉ đơn giản là làm tăng thêm vẻ đẹp của món đồ đó. Dĩ nhiên cũng có những vật dụng nhất quyết không bao giờ được đánh bóng. Cụ thể là các dụng cụ lâu năm. Các vật dụng này thực hiện công việc tốt hơn sau khi được sử dụng lâu nên tốt nhất là không nên hoàn trả về như mới. Hợp kim thiếc thường không được khôi phục. Nhưng đối với đồng, cứ để gỉ xanh bám đầy rồi cũng có ngày nó mòn ruỗng đi. Đánh bóng, phủ sáp giúp đồng có tuổi thọ cao hơn.
10. Nếu dung dịch đánh bóng này dùng được cho vàng thì cũng dùng tốt cho crom!
Không thể được. Nếu là loại lơ thợ kim hoàn hay sử dụng thì nó sẽ gần như không tác động được đến inox, crom hay bất kì kim loại cứng nào, trừ khi bạn có thời gian để ngồi đánh bóng trong nhiêu giờ liền. Dùng nói để đánh bóng hoàn thiện lại là chuyện khác.
11. Lơ xanh và lơ trắng thì gần tương tự như lơ đánh bóng kim hoàn.
Không hề. Rất nhiều nhà sản xuất lại không tôn trọng cách phân loại này, họ gọi bất cứ loại lơ nào được đóng thành thanh là lơ kim hoàn – nhưng lơ kim hoàn – ‘rouge’ có nghĩa là ‘đỏ’ trong tiếng Pháp.
Sap lo danh bong inox
Lơ đánh bóng kim hoàn có màu đỏ vì chứa oxit sắt -> Nếu không có chứa oxit sắt, nó không phải là lơ đánh bóng kim hoàn. Lơ đánh bóng kim hoàn được sản xuất do độ mịn của nó, nhưng cũng vì nó để lại một lớp bóng sáng trên bề mặt vàng. Lơ xanh và trắng, như người ta thường gọi, là các hợp chất có tính ăn mòn mà thường là quá thô để sử dụng trên vàng hay bất cứ kim loại quý nào khác.
Về cơ bản, loại lơ đánh bóng kim hoàn tốt đắt gấp 3 lần bất cứ loại hợp chất nào khác. Cũng có một số loại đai nhám đánh bóng độ mịn như lơ đánh bóng kim hoàn, thậm chí mịn hơn, nhưng khác hoàn toàn về đặc tính và nhất định không thể sánh với lơ đánh bóng kim hoàn! Chỉ vì sự đánh đồng này mà tôi từng thấy nhiều nhiều loại đai nhám được bán trên thị trường dưới dạng các sản phẩm phù hợp cho vàng và kim loại quý. Không hay chút nào!
12. Tất cả các đai nhám đều làm từ oxit nhôm.
Đây là một trong số những khẳng định sai lầm tôi thường nghe. Tuy là vật liệu làm đai nhám phổ biến nhất hiện nay, cùng với silica, trên thực tế đai nhám có thể làm từ bất kì vật liệu nào có tính mài mòn và giúp làm sáng kim loại. Có loại làm từ oxit crom, nhôm silicat, zirconium silicate, carbides, kim cương, garnet, chất dẻo và vô vàn các vật liệu thú vị và đôi khi kì lạ khác.
Dai nham danh bong inox
13. Đánh bóng thường xuyên là cách bảo vệ đồ vật tốt nhất.
Một lần nữa, sai. Chỉ đánh bóng thi thoảng hoặc để lâu mới đánh bóng mới là cách tốt nhất để bảo vệ vật. Đối vời đánh bóng trong viện bảo tàng, chất lượng đánh bóng phải giữa nguyên được vẻ ban đầu và phải có tuổi thọ cao. Vì vậy mà số lần đánh bóng được giữ ở mức thấp nhất. Chỉ cần lau bụi và giữ sạch cho vật sau khi đánh bóng là được. Dung dịch đánh bóng dùng cho viện bảo tàng nếu chứa sáp thì phải là sáp với độ ph trung tính. Sau khi đánh bóng, để giữ độ bóng chỉ cần thường xuyên lau dọn và đánh sáp của bảo tàng. Đai đánh bóng chỉ nên sử dụng ít lần đối với hiện vật trong viện bảo tàng.
14. Nên đánh bóng dưới ánh nắng mặt trời.
Lớp chống oxi hóa sẽ bị bay hơi mất dưới ánh sáng mặt trời, và công việc đánh bóng sẽ mất thời gian hơn.
15. Bề mặt phủ sơn bóng hoặc các lớp phủ trong suốt thì dễ bảo quản hơn.
Nếu trong một khoảng thời gian ngắn thì đúng là vậy. Nhưng để lâu ngày, lớp phủ trong suốt hoặc sơn bóng là cực kì khó để đánh bóng lại và có thể trở nên xấu xí. Trong môi trường biển thì lớp phủ trong suốt hoặc sơn bóng là bắt buộc, trừ trường hợp inox. Tuy nhiên ở viện bảo tàng thì chúng dễ gây nhiều vấn đề.

Máy đánh bóng DCA, hiệu năng tốt nhất: https://www.dungcudien.vn/7-may-danh-bong-750w-dca-asp180-s1p-ff-180-15959.html